Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

PTTH CHỌC HÚT KHOANG MÀNG PHỔI - DẪN LƯU KHOANG MÀNG PHỔI


  1. Dụng cụ chọc hút khoang màng phổi ?
  2. Tư thế bệnh nhân chọc hút màng phổi và dẫn lưu?
  3. Vị trí chọc và vị trí dẫn lưu?
  4. Trong tràn máu màng phổi, vị trí chọc tốt nhất là ?
  5. Khi nào thì rút ống dẫn lưu?
  6. Khâu múi chỉ chờ trong cố định ống dẫn lưu như thế nào? Tác dụng?



1. Dụng cụ chọc hút màng phổi: 4
+ Kim tiêm: 18/10- 20/10 dài 6-8 cm
+ Bơm tiên 20-50 ml
+ ống chất dẻo 15- 20 cm để nối bơm và kim
+ Kìm Kocher


2. Tư thế

  • Chọc:
    + dịch: ngồi hơi nghiêng ra trước
    + khí: nửa nằm nửa ngồi
  • Dẫn lưu:
    + Nửa nằm nửa ngồi
    + hoặc nằm ngửa
3. Vị trí:
  • Chọc:
    + dịch: khoảng liên sườn 7-8 đường nách giữa và sau
    + khí: khoảng liên sườn 2-3 đường trung đòn
    Trường hợp khu trú. phối hợp siêu âm để xác định vị trí chọc
  • Dẫn lưu:
    + dịch: liên sườn 4 (nách trước) hoặc liên sườn 6 (nách giữa)
    + khí: liên sườn 2-3 đường trung đòn
4. Trong tràn máu màng phổi, vị trí chọc dịch tốt nhất là dưới mức cao nhất trong khoang màng phổi 1-2 khoang liên sườn. Chọc thấp dễ bị tắc kim do lắng đọng fibrin

5. Rút ống dẫn lưu khi:
+ Mức dịch dẫn lưu ít dần, chỉ vài ml (một phần do ống dẫn lưu kích thích tạo dịch)
+ Xquang: hết dịch, khí hoặc còn rất ít. Nhu mô phổi dãn nở sát thành ngực

6. Khâu mũi chỉ chờ hình chữ U quanh ống dẫn lưu, bọc lại trong một miếng gạc vô trùng
TD: sẽ được buộc lại ngay sau khi rút ống dẫn lưu để tránh tràn khí màng phổi thứ phát


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét