Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

PTTH NGUYÊN TẮC CHUNG KHÂU NỐI ỐNG TIÊU HÓA


  1. 5 Lớp của thành ruột non? Sắp xếp của lớp cơ?
  2. Ruột non được tính từ đâu tới đâu? chiều dài và đường kính bình thường? bao nhiêu quai?
  3. Các điều kiện để có một đường khâu tốt?
  4. Khâu 1 lớp có thể chọn kỹ thuật khâu gì ?
  5. Ưu nhược điểm của khâu 1 lớp?
  6. Ưu nhược điểm khâu 2 lớp?
  7. Xử trí tổn thương nhỏ không nằm ở bờ mạc treo?
  8. Xử trí thương tổn gọn nhưng dài >2cm?
  9. Xử trí tổn thương nham nhở ở mép vết thương?
  10. Thương tổn bờ mạc treo có triệu chứng gì? thường CĐ nhầm lẫn vs cái gì? Tại sao ở vùng này lại khâu khó cho KQ tốt?
  11. Nguyên tắc khâu nối ống tiêu hóa?
1. Thành ruột non 5 lớp:
+ Lớp niêm mạc
+ Lớp dưới niêm mạc
+ Lớp cơ: gồm lớp trong: cơ vòng, dày => co bóp tạo nhu động ruột
            lớp ngoài: cơ dọc, mỏng => đẩy thức ăn xuống dưới
+ Lớp dưới thanh mạc
+ Lớp thanh mạc

2. Từ Môn vị -> lỗ hồi manh tràng
 Dài: 6,5 m
ĐK: giảm dần: khúc đầu 3cm, cuối 2cm
14-16 quai

3. Điều kiện (4)
+ Chắc
+ Cầm máu tốt
+ Kín:
       - Không được để lớp niêm mạc phòi ra ngoài
       - Khâu lớp thanh cơ - mạc phú kín hoàn toàn
+ Không gây hẹp

4. Thông thường: khâu mũi rời
chỉ khâu ngày càng tốt => có thẻ khâu vắt

5. 

  • Ưu điểm (3)
    + đường khâu mềm mại, không bị cộm, ít phù nề
    + không gây hẹp
    + ít thời gian
  • Nhược điểm (3)
    + An toàn thấp
    + dễ bị hở
    + độ chắc < khâu 2 lớp
6. Ngược lại vs khâu 1 lớp
  • Ưu: + đường khâu chắc, kín 
  • Nhược (3)
    + Đường khâu bị cộm dày
    + dễ gây hẹp
    + nhiều tgian
7. 
  • Dưới 5mm:
    + khâu 1 lớp toàn thể mũi chữ X
    + (nếu cần) khâu phủ 2 mũi O thanh mạc - cơ
  • 5mm - 2cm: Khâu 2 lớp
    + Lớp trong: toàn thể = mũi rời O
    + Lớp ngoài: Thanh mạc = mũi rời O hoặc khâu vắt
8. 
  • Vết thương nằm ngang: Khâu 2 lớp
    + khâu rời hoặc khâu vắt tùy
  • Vết thương nằm dọc: Biến thành đường khâu nằm ngang
    + Khâu 2 mũi vào chính giữa mét, kéo 2 phía tạo hình thoi
    + Khâu mỗi nửa bằng 2 lớp
9.  + Cắt xén mép vết thương => tạo hình thoi có đường chéo dài vuông góc với trục ruột
Kỹ thuật:
   Gấp dọc ruột, cắt 2 đường thành hình chêm (tam giác) -> hình thoi -> khâu như vết thương nằm ngang

10. 
+ gây chảy máu nhiều => dễ CĐ nhầm với HC chảy máu trong do tổn thương tạng đặc
+ khâu khó cho KQ tốt: vì thiếu lớp thanh mạc bao bọc + nơi mạch máu đi vào ruột bị đứt

11. Nguyên tắc (6)
+ Mép vết thương: sạch, gọn, không nham nhở, ko rách nát bầm dập, cầm máu tốt nhưng ko gây thiếu máu
+ Đường khâu: lộn mép vào trong, thanh mạc áp sát nhau
+ Đường khâu: Kín
+ Mối khâu: Chắc chắn, đủ chặt, không tuột chỉ
+ Khâu theo chiều NGANG, không xoắn vặn, không kéo căng đường khâu
+ Rút ngắn giai đoạn hữu trùng, phải che phủ bảo vệ các vùng xung quanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét